Thursday 25 October 2018

Freudental – Wikipedia tiếng Việt


















Freudental
Huy hiệu
Vị trí
Huy hiệu Freudental

Freudental trên bản đồ Đức
Freudental

Hành chính
Quốc gia
Đức
BangBaden-Württemberg
Vùng hành chínhStuttgart
HuyệnLudwigsburg
Thị trưởngDorothea Bachmann
Số liệu thống kê cơ bản
Diện tích3,07 km² (1,2 mi²)
Cao độ284 m  (932 ft)
Dân số
2.488  (31/12/2006)
 - Mật độ810 /km² (2.099 /sq mi)
Các thông tin khác
Múi giờ
CET/CEST (UTC+1/+2)
Biển số xeLB
Mã bưu chính74392
Mã vùng07143
Websitewww.freudental.de

Tọa độ: 49°0′32″B 9°3′32″Đ / 49,00889°B 9,05889°Đ / 49.00889; 9.05889


Freudental là một thị xã ở huyện Ludwigsburg, Baden-Württemberg, Đức. Đô thị này có diện tích 3,07 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 2488 người.





  • Trang mạng chính thức








Dao, Capiz – Wikipedia tiếng Việt


Bản đồ của Capiz với vị trí của Dao

Dao là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Capiz, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000 của Philipin, đô thị này có dân số 30.623 người trong 5.921 hộ.



Dao được chia thành 20 barangay.



  • Aganan

  • Agtambi

  • Agtanguay

  • Balucuan

  • Bita

  • Centro

  • Daplas

  • Duyoc

  • Ilas Sur

  • Lacaron

  • Malonoy

  • Manhoy

  • Mapulang Bato

  • Matagnop

  • Nasunogan

  • Poblacion Ilawod

  • Poblacion Ilaya

  • Quinabcaban

  • Quinayuya

  • San Agustin (Ilas Norte)



  • Mã địa lý chuẩn Philipin

  • Thông tin điều tra dân số Philipin năm 2000

Bản mẫu:Capiz

Tọa độ: 11°23′38″B 122°41′10″Đ / 11,394°B 122,686°Đ / 11.394; 122.686






Casevecchie – Wikipedia tiếng Việt


Tọa độ: 42°08′37″B 9°21′39″Đ / 42,1436111111°B 9,36083333333°Đ / 42.1436111111; 9.36083333333














Casevecchie


Casevecchie trên bản đồ Pháp
Casevecchie

Casevecchie


Vị trí trong vùng Corse

Casevecchie trên bản đồ Corsica
Casevecchie

Casevecchie


Hành chính
Quốc giaQuốc kỳ Pháp Pháp
Vùng
Corse
Tỉnh
Haute-Corse
Quận
Corte
Tổng
Vezzani
Xã (thị) trưởng
Jean-Toussaint Paolacci
(2008-2014)
Thống kê
Độ cao
106–729 m (348–2.392 ft)
(bình quân 420 m/1.380 ft)
Diện tích đất19,06 km2 (3,50 sq mi)
Nhân khẩu168  
 - Mật độ
8 /km2 (21 /sq mi)
INSEE/Mã bưu chính
2B075/ 20270
2Dân số không tính hai lần: cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Casevecchie là một xã ở tỉnh Haute-Corse trên đảo Corse, Pháp. Xã này có diện tích 9,06 km², dân số năm 1999 là 68 người. Khu vực này có độ cao 420 mét trên mực nước biển.



  • Thị trấn của tỉnh Haute-Corse










Huy chương Tự do Philadelphia – Wikipedia tiếng Việt


Huy chương Tự do Philadelphia

Huy chương Tự do Philadelphia (tiếng Anh: Philadelphia Liberty Medal) là một huy chương do Trung tâm Hiến pháp quốc gia (National Constitution Center) tức Viện bảo tàng lịch sử Hoa Kỳ quản lý, được thưởng hàng năm cho những người lãnh đạo theo đuổi lý tưởng tự do.

Huy chương này do Quỹ Philadelphia (Philadelphia Foundation) thiết lập từ năm 1989. Năm 2006, Quỹ Philadelphia trao cho Trung tâm Hiến pháp quốc gia quản lý. Hàng năm Trung tâm Hiến pháp quốc gia phối hợp với Ban quản lý Quỹ Philadelphia tuyển chọn và tổ chức trao Huy chương này cho các nhà lãnh đạo có thành tích tho đuổi lý tưởng tự do.[1]












Bernisse – Wikipedia tiếng Việt


Bernisse

—  Đô thị  —


Hình nền trời của Bernisse

Hiệu kỳ của Bernisse
Hiệu kỳ

Vị trí của Bernisse

Bernisse trên bản đồ Thế giới
Bernisse

Bernisse


Tọa độ: 51°50′B 4°14′Đ / 51,83°B 4,23°Đ / 51.83; 4.23
Quốc gia
Hà Lan
Tỉnh
Zuid-Holland
Đặt tên theo
Lỗi Lua trong Mô_đun:Wikidata tại dòng 98: attempt to concatenate local 'label' (a nil value).
Diện tích(2006)
 • Tổng cộng
68,59 km2 (2,648 mi2)
 • Đất liền
57,34 km2 (2,214 mi2)
 • Mặt nước
11,24 km2 (434 mi2)
Dân số (1 Tháng 1 năm 2007)
 • Tổng cộng
12.665
 • Mật độ
221/km2 (570/mi2)
 
Nguồn: CBS, Statline.
Múi giờ
CET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính
3211, 3212, 3214, 3216, 3218, 3227 sửa dữ liệu
Trang web
www.gemeentebernisse.nl

Ltspkr.pngBernisse (dân số 12.684 người trong năm 2004) là một đô thị ở phía tây Hà Lan, trong tỉnh Zuid-Holland. Đô thị này có diện tích 68,59 km² (26,48 mile²) trong đó 11,25 km² (4,34 mile²) là diện tích mặt nước.

Đô thị này được đặt tên theo sông Bernisse, một con sông chảy qua Bernisse.
Đô thị Bernisse bao gồm các khu vực dân cư: Abbenbroek, Biert, Geervliet, Heenvliet, Oudenhoorn, Simonshaven, Zuidland.

Đô thị Bernisse được lập ngày 1 tháng 1 năm 1980 thông qua việc hợp nhất các đô thị Abbenbroek, Oudenhoorn, Zuidland và một số khu vực của các đô thị Geervliet (bao gồm Simonshaven) và Heenvliet.







Bắc Ninh (thành phố) – Wikipedia tiếng Việt


Thành phố Bắc Ninh là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Thủ Đô Hà Nội 30 km.

Hiện Thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thành phố Bắc Ninh là một trong 10 đô thị sạch năm 2009[1].

GRDP bình quân đầu người Thành phố Bắc Ninh năm 2016 đạt 5.650 USD/năm.





  • Vị trí địa lý: Phía tây giáp huyện Yên Phong, phía đông giáp huyện Quế Võ, phía nam giáp huyện Tiên Du, phía bắc giáp huyện Việt Yên (Bắc Giang).

  • Dân số: 213.616 người (2017)

  • Diện tích: 8.260,88 ha

  • Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía bắc có diện tích 82,6 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh.

  • Thành phố Bắc Ninh có quy mô dân số (đã quy đổi) là 501.199 người, trong đó dân số thường trú là 213.616 người, dân số tạm trú quy đổi là 287.583 người. Chia theo khu vực, dân số nội thành là 432.110 người, dân số khu vực ngoại thành là 69.089 người.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giá so sánh 1994: Năm 2016 so với năm 1997 tăng bình quân 15,25%/năm. Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người: năm 1997 đạt 310 USD đến 2016 đạt 5.650 USD. Cơ cấu kinh tế năm 1997: công nghiệp xây dựng 38,1%; dịch vụ 43,6%; nông, lâm thủy sản chiếm 18,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2016: công nghiệp xây dựng 47,2%; dịch vụ 50,6%; nông, lâm thủy sản chiếm 2.2%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 97%. Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ, Hạp Lĩnh - Nam Sơn và năm cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động hiệu quả.



Thành phố Bắc Ninh ngày nay vốn dựa trên cơ sở thị xã Bắc Ninh ngày xưa làm trung tâm, phát triển thêm địa giới trên cơ sở các xã thuộc các huyện chung quanh.


  • Năm 1948, do tình hình kháng chiến đòi hỏi, theo yêu cầu của bộ trưởng bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Phan Kế Toại, chủ tịch chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh 162/SL ngày 14 tháng 4 năm 1948 giải tán thị xã Bắc Ninh, sáp nhập vào huyện Yên Phong và khu phố Kinh Bắc.[2] Năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh trực thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh.

  • Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.[3]

  • Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Thị xã Bắc Ninh đóng vai trò thị xã tỉnh lị.[4]

  • Ngày 8 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Suối Hoa trên cơ sở 48,87 ha diện tích đất tự nhiên và 1.405 người của xã Vũ Ninh; 16,98 ha diện tích đất tự nhiên và 2.649 người của xã Đại Phúc, 52,65 ha diện tích đất tự nhiên của xã Kinh Bắc.[5]

  • Ngày 25 tháng 8 năm 2003, thành lập 3 phường Vũ Ninh, Kinh Bắc và Đại Phúc trên cơ sở giữ nguyên trạng 3 xã tương ứng.[6]

  • Ngày 11 tháng 5 năm 2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại 3.[7]

  • Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km² và dân số 121.028.[8]

  • Ngày 9 tháng 4 năm 2007, thủ tướng ra nghị định 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh gồm 10 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường (thành lập từ xã Võ Cường) và 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong), với tổng diện tích tăng lên 80,28 km², dân số 150.331.[9]

  • Ngày 5 tháng 2 năm 2010, nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.[10]

  • Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.[11]

  • Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.[12]

  • Ngày 26 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.[13]

Thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có 87 di tích được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 47 di tích cấp tỉnh).



Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 3 xã.




Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái chạy qua, đường sắt có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường sắt Yên Viên - Cái Lân chạy qua, đường thủy có sông Cầu chảy qua.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, thủy nội địa thuận lợi cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư trên các lĩnh vực thương mại – dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, theo hướng công nghệ cao và phát triển du lịch.



Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị - nông thôn được triển khai tích cực, nhiều tuyến đường giao thông kết nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm được xây dựng mới và nâng cấp; nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)...

Hiện Thành phố Bắc Ninh có 2 khu công nghiệp tập trung và 5 cụm công nghiệp, làng nghề. Thương mại – dịch vụ phát triển sôi động, nhất là dịch vụ tài chính, đào tạo, y tế, lưu trú, ăn uống… Thành phố được quy hoạch khá đồng bộ, bài bản theo hướng hiện đại, bền vững và đô thị thông minh, giàu bản sắc văn hóa; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Qua 20 năm sau khi tái lập tỉnh, kinh tế thành phố đã phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh cùng với cơ sở chính sách thông thoáng của tỉnh, kết hợp với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống giao thông đầu mối, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thiện, đời sống kinh tế và tinh thần của người dân được nâng cao; diện mạo đô thị đã có bước thay đổi đáng kể, thành phố Bắc Ninh đã và đang trở thành điểm hấp dẫn thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khẳng định vai trò vị thế đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Ninh và vùng thủ đô Hà Nội.



451x451px451x451px447x447px541x541px792x792px651x651px714x714px



  1. ^ “Hà Nội là một trong 10 đô thị sạch 2009”. Báo điện tử Dân Trí. 9 tháng 11 năm 2009. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  2. ^ “Sắc lệnh giải tán thị xã Bắc ninh và sửa đổi địa giới xã ấy” (Thông cáo báo chí). Hồ Chí Minh, chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 14/4/1948. Truy cập 19/12/2011. 

  3. ^ Quyết định 130-HĐBT năm 1985 về việc điều chỉnh địa giới của một số huyện và thị xã thuộc tỉnh Hà Bắc

  4. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành

  5. ^ Nghị định 37/2002/NĐ-CP về việc thành lập phường Suối Hoa, thị xã Bắc Ninh và thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

  6. ^ Nghị định 98/2003/NĐ-CP về việc thành lập các phường Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

  7. ^ Quyết định 873/2005/QĐ-BXD công nhận thị xã Bắc Ninh là đô thị loại III do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

  8. ^ Nghị định 15/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh

  9. ^ Nghị định 60/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh; thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

  10. ^ Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2010 thành lập các phường: Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

  11. ^ Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2013 thành lập phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

  12. ^ Quyết định số 1044/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Ninh

  13. ^ Quyết định 2088/QĐ-TTg 2017 công nhận thành phố Bắc Ninh đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh




Melrand – Wikipedia tiếng Việt















Melrand



Hành chính
Quốc giaQuốc kỳ Pháp Pháp
Vùng
Bretagne
Tỉnh
Morbihan
Quận
Pontivy
Tổng
Baud
Liên xã
Pays de Baud
Xã (thị) trưởng
Louis André
(2001-2008)
Thống kê
Độ cao
32–161 m (105–528 ft)
Diện tích đất140,39 km2 (15,59 sq mi)
Nhân khẩu11.525  
 - Mật độ
38 /km2 (98 /sq mi)
INSEE/Mã bưu chính
56128/ 56310
2Dân số không tính hai lần: cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Melrand (tiếng Breton: Mêlrant) là một xã ở tỉnh Morbihan trong vùng Bretagne tây bắc Pháp. Xã này có diện tích 40,39 km², dân số năm 1999 là 1525 người. Khu vực này có độ cao từ 32-161 mét trên mực nước biển.
Cư dân của Melrand danh xưng trong tiếng Pháp là Melrandais.



Năm 2007, có 24% trẻ em học trường song ngữ ở cấp tiểu học.[1]



  • Các thị trưởng của Hiệp hội Morbihan (tiếng Pháp)

  • Hồ sơ của thị trấn trên trang mạng INSEE

  1. ^ (tiếng Pháp) Ofis ar Brezhoneg: Enseignement bilingue



  • Cultural Heritage (tiếng Pháp)

  • Bản đồ của Melrand trên Michelin (tiếng Anh)


Sân bay Berlin-Schönefeld – Wikipedia tiếng Việt


Sân bay Berlin-Schönefeld () (IATA: SXF, ICAO: EDDB, formerly ETBS) là một sân bay quốc tế toạ lạc gần thị xã Schönefeld ở Brandenburg, ngay biên giới phía nam với Berlin. Schönefeld đã từng là một sân bay dân sự chính của Đông Đức, và từng là sân bay duy nhất của Đông Berlin.

Sân bay Schönefeld nằm bên ngoại nội ô, không giống như Sân bay Berlin Tegel. Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 6,6 triệu lượt khách.
Sân bay Schönefeld là một căn cứ hoạt động chính của các hãng hàng không easyJet và Germanwings.
Sân bay này được khai trương ngày 15 tháng 10 năm 1934 để làm nơi sản xuất máy bay Henschel. Cho đến cuối thế chiến 2, nhà máy này đã sản xuất 14.000 chiếc máy bay. Ngày 22 tháng 4 năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm sân bay này và các cơ sở sản xuất máy bay bị phá dỡ.
Cũng như các sân bay hiện hữu của Berlin, sân bay này sẽ được đóng cửa sau khi sân bay Berlin Brandenburg đi vào hoạt động.





Sân bay Berlin-Schönefeld

Sân bay quốc tế Schönefeld có 4 nhà ga (A, B, C, D).


Nhà ga A[sửa | sửa mã nguồn]


Hãng hàng khôngCác điểm đến
Aeroflot Moscow-Sheremetyevo
Air Algérie Algiers [theo mùa]
Belavia Minsk
Blue Wings Antalya [từ mùa Hè], Beirut [bắt đầu từ mùa Hè]
Bremenfly Amman [bắt đầu từ mùa Hè], Beirut [bắt đầu từ mùa Hè]
easyJet Glasgow-International, Liverpool, London-Gatwick, London-Luton [xem thêm Nhà ga B]
EgyptAir Cairo
Eurocypria Airlines Larnaca
Hamburg International Agadir [bắt đầu từ 5/5], Bologna [bắt đầu từ 10/7], Larnaca, Pescara
Iceland Express operated by Astraeus Reykjavik-Keflavik
Icelandair Reykjavik-Keflavik [theo mùa]
Middle East Airlines Beirut [bắt đầu từ 2/6]
Nouvelair Djerba, Monastir [cả hai đều theo mùa]
Pegasus Airlines Ankara, Antalya, Istanbul-Sabiha Gökçen [bắt đầu từ 1/7]
Rossiya St. Petersburg
Ryanair Dublin, East Midlands, Edinburgh, Hahn, London-Stansted, Milan-Bergamo, Stockholm-Skavsta, Weeze
Sky Airlines Antalya
SunExpress Antalya, Bodrum [theo mùa], Istanbul-Sabiha Gökçen, Izmir
Syrian Arab Airlines Aleppo, Damascus, Vienna
Tunisair Djerba, Monastir, Tunis

Nhà ga B[sửa | sửa mã nguồn]


Hãng hàng khôngCác điểm đến
easyJet Athens, Barcelona, Basel/Mulhouse, Bristol, Brussels, Budapest, Cagliari, Copenhagen, Dubrovnik [bắt đầu từ 12/7], Geneva, Heraklion [bắt đầu từ 13/6], Ibiza [bắt đầu từ 20/6], Lisbon, Madrid, Malaga, Milan-Malpensa, Naples, Nizza, Olbia, Palma de Mallorca, Paris-Orly, Pisa, Rome-Ciampino, Thessaloniki, Venice-Marco Polo [xem thêm Nhà ga A]

Nhà ga D[sửa | sửa mã nguồn]


Hãng hàng khôngCác điểm đến
Aer Lingus Cork, Dublin
Air VIA Burgas, Varna [cả hai đều theo mùa]
Bulgarian Air Charter Burgas, Varna [cả hai đều theo mùa]
Condor Airlines Antalya, Chania, Corfu, Dalaman, Fuerteventura, Heraklion, Hurghada, Kos, Las Palmas/Gran Canaria, Palma de Mallorca, Rhodes, Tenerife-South
El Al Tel Aviv
Germanwings Bastia, Bucharest-Băneasa, Köln/Bonn, Dubrovnik, Kavala, Moscow-Vnukovo, Munich, Pristina [bắt đầu từ 26/6], Pula, Split, Stockholm-Arlanda, Stuttgart, Zadar, Zagreb, Zweibrücken
Israir Airlines Tel Aviv
Norwegian Air Shuttle Bergen, Oslo, Rygge, Stavanger

Hãng vận chuyển hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]



  • 12/12/1986, máy bay hãng Aeroflot Tupolev Tu-134 rơi khi hạ cánh, làm 72 trong số 82 hành khách trên máy bay thiệt mạng.

  • 16/7/1989, máy bay Ilyushin IL-62 từ Interflug đã rơi khi cất cánh ở khu vực gần Berlin, 21 người thiệt mạng.



Wielsbeke – Wikipedia tiếng Việt


Wielsbeke là một đô thị ở tỉnh Tây Flanders. Đô thị này gồm các thị trấn Ooigem, Sint-Baafs-Vijve and Wielsbeke proper. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Wielsbeke có dân số 8.906 người. Tổng diện tích là 21,76 km² với mật độ dân số là 409 người trên mỗi km².






Giáo đường Sint Laurentius

Lâu đài Hernieuwenburg, đang được sử dụng làm toà thị chính

Ngôi nhà nơi sinh ra thế hệ hai của dòng họ De Clerck, những người sáng lậo Tập đoàn Beaulieu








Dean Baker – Wikipedia tiếng Việt


Dean Baker

Dean Baker 2.jpg

Dean Baker (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1958) là một nhà kinh tế học vĩ mô người Hoa Kỳ, là đồng sáng lập và đồng giám đốc của Center for Economic and Policy Research. Trước đó, ông là một nghiên cứu viên chính của Economic Policy Institute và là một trợ lý giáo sư kinh tế tại trường Đại học Bucknell. Ông có một bằng Tiến sĩ về kinh tế học từ trường Đại học Michigan, bằng cử nhân từ trường Đại học Swarthmore.





Dựa trên bộ dữ liệu về giá nhà ở của Chính phủ Hoa Kỳ và nhà kinh tế Đại học Yale Robert Shiller, Baker là nhà kinh tế đầu tiên nhận ra bong bóng trong thị trường nhà ở của Hoa Kỳ trong năm 2002,[1] và là một trong số ít nhà kinh tế đã dự đoán chính xác rằng việc sụp đổ của thị trường bong bóng này sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế. Ông đã phê phán gay gắt hệ thống quy chế về bất động sản và ngành tài chính], việc sử dụng các công cụ tài chính như CDOs, và sự thiếu năng lực và xung đột về lợi ích của các chính trị gia Hoa Kỳ, chẳng hạn như Hank Paulson.[2]

Baker phản đối việc chính phủ Hoa Kỳ cứu các ngân hàng ở Wall Street với lập luận rằng chỉ có các cổ đông và CEO được trả lương cao của các ngân hàng này là bị thiệt hại nếu chúng sụp đổ. Về tất cả các tác động tiêu cực giả định của việc cứu trợ, ông đã liên tục giải thích rằng, "Chúng ta biết làm thế nào để giữ cho hệ thống tài chính hoạt động ngay cả khi ngân hàng đi vào phá sản và mất quyền quản lý tài chính"[3] dẫn chứng là hành động của chính phủ Hoa Kỳ trong thời gian khủng hoảng tín dụng những năm 1980. Ông chế diễu các chính khách Hoa Kỳ vì chuyện thích cứu trợ, nói rằng: How do you make a DC intellectual look less articulate than Sarah Palin being interviewed by Katie Couric ? That's easy. You ask them how failure to pass the bailout will give us a Great Depression.[4]

Ông cũng tham gia viết cho weblog Beat The Press có nhiều độc giả. Tại đây, ông thường nhận xét về các báo cáo kinh tế của các tờ báo hàng đầu, National Public Radio và các nguồn tin tức chính thống khác.






Tupolev Tu-4 – Wikipedia tiếng Việt


Tupolev Tu-4 (Tên hiệu NATO: Bull) là một Máy bay ném bom chiến lược dùng động cơ piston của Xô viết đã phục vụ trong Không quân Xô viết từ cuối thập niên 1940 tới giữa thập niên 1960. Đây là một phiên bản copy của chiếc Boeing B-29 Superfortress Hoa Kỳ.





Tới cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Xô viết đã nhận thấy nhu cầu về khả năng ném bom chiến lược tương tự khả năng của Không lực Hoa Kỳ. Người Mỹ thường xuyên tiến hành các cuộc ném bom rải thảm vào Nhật Bản, hầu như ngay phía sân sau Liên bang Xô viết, từ các căn cứ không quân xa xôi ở Thái Bình Dương bằng những chiếc máy bay B-29 Superfortress. Stalin đã ra lệnh phát triển một loại máy bay ném bom tương tự.

Hoa Kỳ đã từ chối cung cấp những loại máy bay ném bom hạng nặng (B-17, B-24 và B-29) cho Liên bang Xô viết theo thoả thuận Cho Thuê-Cho mượn, dù người Xô viết đã nhiều lần lặp lại yêu cầu này[1]. Tuy nhiên, ở ba thời điểm trong năm 1944, những chiếc máy bay B-29 riêng lẻ đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên lãnh thổ Liên Xô sau những cuộc ném bom vào vùng Mãn Châu thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và vào chính nước này. Theo tình trạng trung lập của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, những chiếc máy bay này bị người Nga giữ lại, cho dù có nhiều yêu cầu đòi trao trả của Hoa Kỳ[2]. Phòng thiết kế Tupolev đã tháo rời và nghiên cứu chúng, và Stalin đã ra lệnh cho Tupolev cùng phòng thiết kế của ông tiến hành sao chép những chiếc B-29 cho tới những chi tiết nhỏ nhất, và đưa ra một bản thiết kế sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt trong thời gian sớm nhất. Tupolev sao chép lại chi tiết tới từng chiếc bulông khi có thể và mô phỏng tất cả các chi tiết kỹ thuật cần thiết từ chiếc B-29.

Người Xô viết đã sử dụng một động cơ khác, Shvetsov ASh-73, có một số chi tiết tương tự như động cơ Wright R-3350 trên chiếc Superfortress nhưng không hoàn toàn giống hệt. Các tháp pháo điều khiển từ xa cũng được thiết kế lại để phù hợp với loại pháo 23mm Xô viết.

Liên bang Xô viết sử dụng hệ đo lường mét, vì thế không kiếm đâu ra được các tấm nhôm 1/16 inch và các loại đinh tán có chiều dài tương thích với nó. Tấm kim loại theo hệ mét tương đương dày hơn; và vì thế chiếc Tu-4 nặng hơn chiếc B-29, làm giảm trọng lượng chất tải.

Chiếc Tu-4 cất cánh lần đầu ngày 19 tháng 5 năm 1947. Việc chế tạo hàng loạt lập tức diễn ra, và nó bắt đầu đi vào phục vụ ở mức độ lớn năm 1949. Việc Tu-4 đi vào hoạt động đặt Không quân Hoa Kỳ trước một mối nguy hiển nhiên, bởi chiếc Tu-4 có tầm hoạt động đủ để tấn công Chicago, Los Angeles, và Thành phố New York với chất tải đủ cho phi vụ một chiều. Một số nỗ lực hạn chế nhằm phát triển các hệ thống tiếp dầu trên không để tăng tầm hoạt động cho loại máy bay này, nhưng chúng chỉ được trang bị trên một số chiếc máy bay.

Năm 1967 Trung Quốc đã cố gắng phát triển chiếc máy bay Cảnh báo Sớm Trên không đầu tiên của họ, dựa trên chiếc Tu-4. Dự án này được đặt tên KJ-1, với một vòm quay Type 843 lắp phía trên đỉnh. Tuy nhiên radar và thiết bị quá nặng và KJ-1 không đạt các yêu cầu của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân, vì thế dự án đã bị huỷ bỏ năm 1971.[3]



847 chiếc Tu-4 đã được chế tạo ở Liên bang Xô viết khi việc sản xuất chấm dứt năm 1952, một số chiếc đã được chuyển giao cho Trung Quốc hồi cuối thập niên 1950. Nhiều biến thể thực nghiệm đã được chế tạo và những kinh nghiệm quý báu có được đã giúp phát triển chương trình máy bay ném bom chiến lược Xô viết. Những chiếc Tu-4 được cho ngừng hoạt động trong thập niên 1960, được thay thế bằng loại máy bay hiện đại hơn, Tupolev Tu-95 (bắt đầu năm 1956) và Tupolev Tu-16 (bắt đầu năm 1954). Đầu thập niên 1960, những chiếc Tu-4 duy nhất còn lại ở Liên Xô được dùng trong vận tải hàng không và như các phòng thí nghiệm trên không.



Tu-4

Phiên bản sản xuất chính.

Tu-4 AWACS

Nguyên mẫu Trung Quốc với KJ-1 AEWC, radar "AWACS" và sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Ivchenko AI-20K.

Tu-70

Biến thể chở khách, không bao giờ tới giai đoạn chế tạo hàng loạt.

Tu-75

Biến thể chở hàng, không bao giờ tới giai đoạn chế tạo hàng loạt.

Tu-80

Biến thể ném bom, không bao giờ tới giai đoạn chế tạo hàng loạt.

Tu-85

Biến thể ném bom, không bao giờ tới giai đoạn chế tạo hàng loạt.


Tu-4 4114 (c/n 286501), ex-KJ-1 AEWC, "4114"

Lưu giữ tại Datangshan, Trung Quốc [4][5]

Tu-4 4134 (c/n 2205008), "4134"

Lưu giữ tại Datangshan, Trung Quốc [6]

Tu-4 không rõ (c/n 2805103), "01"

Lưu giữ tại Bảo tàng Không quân Trung ương, Monino, Nga [7]

Có một số báo cáo không được xác nhận về một số khung máy bay còn tồn tại khác.



Đặc điểm chung[sửa | sửa mã nguồn]


  • Phi đội: 11 người

  • Chiều dài: 30.18 m (99 ft)

  • Sải cánh: 43.05 m (141 ft)

  • Chiều cao: 8.46 m (27 ft)

  • Diện tích cánh: 161.7 m² (1.743 ft²)

  • Trọng lượng rỗng: 35.270 kg (77.594 lb)

  • Trọng lượng chất tải: 46.700 kg (102.950 lb)

  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 65.000 kg (143.000 lb)

  • Động cơ: 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Shvetsov ASh-73TK, 1.790 kW (2.400 hp) mỗi chiếc

Đặc điểm bay[sửa | sửa mã nguồn]


  • Tốc độ tối đa: 558 km/h ở độ cao 10.250 m (33.600 ft) (349 mph)

  • Tầm hoạt động: 6.200 km (với 3.000 kg (6.600 lb) bom) (3.875 mi)

  • Trần bay: 11.200 m (36.700 ft)

  • Tốc độ lên: m/s (ft/min)

  • Chất tải cánh: 400 kg/m² (82 lb/ft²)

  • Lực đẩy/Trọng lượng: 0.11 kW/kg (0.07 hp/lb)

Trang bị vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]


  • Súng: 10× pháo máy bay 23 mm Nudelman-Suranov NS-23, hai khẩu tại bốn tháp pháo bên và hai tại tháp pháo đuôi

  • Bom:
    • 6× 1.000 kg (2.200 lb) bom hay

    • 1× bom nguyên tử (Tu-4A) hay

    • 2× tên lửa tầm xa KS-1 (Tu-4K)




  • Liên quan

  • Máy bay tương tự

  • Dãy

  • Danh sách

  • Xem thêm

Schloßvippach – Wikipedia tiếng Việt


















Schloßvippach
Huy hiệu
Vị trí
Huy hiệu Schloßvippach

Schloßvippach trên bản đồ Đức
Schloßvippach

Hành chính
Quốc gia
Đức
BangThüringen
HuyệnSömmerda
Cộng đồng hành chánhAn der Marke
Thị trưởngRoland Wellhöfer
Số liệu thống kê cơ bản
Diện tích20,92 km² (8,1 mi²)
Cao độ175 m  (574 ft)
Dân số
1.449  (31/12/2006)
 - Mật độ69 /km² (179 /sq mi)
Các thông tin khác
Múi giờ
CET/CEST (UTC+1/+2)
Biển số xeSÖM
Mã bưu chính99195
Mã vùng036371
Websitewww.schlossvippach.de

Tọa độ: 51°6′0″B 11°7′0″Đ / 51,1°B 11,11667°Đ / 51.10000; 11.11667


Schloßvippach là một đô thị thuộc huyện Sömmerda trong bang Thüringen, nước Đức. Đô thị này có diện tích 20,92 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 1449 người.