Thursday 25 October 2018

Bộ bài Tây – Wikipedia tiếng Việt


Pack of playing cards whitebg.jpg

Bộ bài Tây (ở miền Bắc Việt Nam còn gọi là tú lơ khơ hoặc bộ ) -bao gồm có 54 lá bài (có bộ bài chỉ có 52 lá), trong đó có 52 lá thường: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A kết hợp với 4 chất: cơ, rô, nhép/chuồn/tép, bích và hai lá Joker - phăng teo.

Ở Việt Nam, thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì xuất xứ từ Tây phương và để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta (để chơi Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,...).





Thời sơ khai[sửa | sửa mã nguồn]


Lá bài của Trung Quốc thời xưa, khoảng năm 1400.

Bộ bài xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc [1][2][3][4] vào khoảng thế kỷ thứ IX thời kỳ nhà Đường.[5][6][7] Trò chơi này được làm bằng giấy.

Bài lá được nói đến lần đầu trong lịch sử vào thế kỷ trong cuốn Collection of Miscellanea at Duyang của tác giả Su E, mô tả công chúa Tongchang, con gái Đường Ý Tông, chơi "bài lá" năm 868 với các thành viên gia đình nhà chồng.[4][8][9]:131 Thời nhà Tống, học giả Âu Dương Tu cho rằng bài lá đã có từ thời Trung Đường[2][3][4]

Tiếng Trung Quốc từ bài (牌) được dùng để mô tả cả hai loại giấy và các quân tú lơ khơ để chơi. Có lẽ các kiểu của bộ bài hiện đại ở Châu Âu đến từ các quốc gia của Ai Cập vào cuối năm 1300, trong đó thời gian của họ đã giả định một hình thức giống như vậy được sử dụng ngày nay. Mỗi bộ bài có 54 lá.


Lan ra châu Âu và thay đổi kiểu mới[sửa | sửa mã nguồn]


Ban đầu những bộ bài được thực hiện bằng phương pháp thủ công, như những thiết kế dành cho Charles VI; nay rất đắt tiền. Các kỹ thuật in ấn đến vải trang trí đã được chuyển sang in ấn trên giấy khoảng năm 1400 ở châu Âu, rất sớm sau khi lần đầu tiên được ghi sản xuất giấy, trong khi đó ở cộng đồng Hồi giáo Tây Ban Nha nó đã được nhiều người in. Những ngày đầu tiên của châu Âu là 1418. Không có các ví dụ về việc in tú lơ khơ vào năm 1423. Tuy nhiên, từ 1418 đến 1450 về chuyên môn, thực trong thẻ Vua, Hoàng hậu, Hoàng tử tạo ra in rất đẹp [10].


Thay đổi sau đó[sửa | sửa mã nguồn]


Một vài mặt sau của bộ bài

Đây, những bộ bài của Pháp. Ban đầu, Vua được coi là quân bài lớn nhất. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIV, vị trí lớn nhất bắt đầu được đặt trên lá bài thấp nhất, bây giờ gọi là át (ách), do đó, mà đôi khi nó đã trở thành quân bài cao nhất và Hai, hoặc ba, là quân thấp nhất. Khái niệm này có thể đã bị lược bỏ vào cuối thế kỷ XVIII. Thời Cách mạng Pháp, khi mà các trò chơi đã bắt đầu được phát A cơ như là một biểu tượng của từ Ngữ hệ Roman, mà là chính nó xuất phát từ tiếng Latin.

Bộ bài xuất hiện tại Pháp đã có các quân bài hình vua, hoàng hậu, hoàng tử là K, Q, J.



Hiện đã xuất hiện bốn loại ký hiệu là: (cơ), (rô), ♣ (nhép), ♠ (bích) nhằm minh họa cho các lá bài trong bộ bài [11].



Bộ bài mang ý nghĩa 1 năm dương lịch: 4 chất cơ, rô, nhép, bích trong một bộ bài là 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; Mỗi chất trong bài đều có 13 lá, đó chính là tổng số tuần trong một mùa. Nếu coi mỗi quân Joker này là 1, J là 11, Q là 12 và K là 13 thì tổng các phần tử mà 53 cây bài cộng lại là 365 - tương ứng với số ngày trong năm. Còn nếu cộng tổng 54 cây thì tổng sẽ bằng 366 - số ngày trong 1 năm nhuận.

Mỗi hạng (rank) trong từng bộ 13 quân cùng chất cũng đại diện cho 1 tháng trăng kéo dài 28 ngày, gồm 4 quân khác nhau tức 4 tuần. Do đó cả bộ bài gồm 13 tháng, mỗi tháng có 4 tuần cũng ứng với 52 tuần trong 1 năm.

Hai cây Joker (hay còn gọi là phăng – teo) tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Trong số những quân đầu người, K là vua (King), Q là hoàng hậu (Queen) còn J là hiệp sĩ, viên chỉ huy quân sự, hoàng tử (Jack).













Tên chất
Các lá bài trong chất
Biểu tượng
Màu sắc

K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A
Hình trái tim ()
Đỏ

Hình thoi ()
Nhép
Hình cây (♣)
Đen
Bích
Hình mâu (♠)

Các lá bài có nền màu trắng, mặt sau giống nhau. Mỗi lá bài số có số con in trên tương ứng với số của quân bài. Riêng lá bài K có hình vua, Q có hình hoàng hậu, J có hình hoàng tử, được gọi là K, Q, J hoặc già, đầm, bồi tương ứng. Lá A gọi là át (Ace) và có một con in trên lá này.



Phần lớn trong các cách chơi dưới đây chỉ sử dụng 52 lá bài, không dùng tới 2 quân phăng teo:



Chơi bài giải trí[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt sau của bộ bài

Tiến lên[sửa | sửa mã nguồn]


Bộ bài có 52 lá.

Bài tiến lên bạn chia mỗi người 13 lá. Vậy 4 người là đủ một sòng. Loại bài này 3 bích là nhỏ nhất, 2 cơ là lớn nhất. Cơ, rô, chuồn, bích theo thứ tự nhỏ dần, ví dụ 5 cơ lớn hơn 5 rô, 5 chuồn lớn hơn 5 bích, 5 cơ lớn hơn 5 chuồn,... hai lá giống nhau gọi là đôi, các lá kế tiếp nhau gọi là sảnh (hay bộ dọc), 345 là sảnh nhỏ nhất và vì có 3 lá nên gọi là sảnh 3 cây, cứ như vây có 4, 5, 6... 12 sảnh. Sảnh lớn đè sảnh nhỏ, đôi lớn đè đôi nhỏ theo nguyên tắc cơ rô chuồn bích. Bốn quân cùng số gọi là tứ quý chặt được hai (trong cách chơi miền Nam, ba đôi liền nhau gọi là ba đôi thông chặt được một hai(hay heo), bốn con giống nhau là tứ quý chặt được hai heo và ba đôi thông, bốn đôi liền nhau thì lớn hơn tứ quý và ba đôi thông...) Cứ thế đánh ai hết bài trước là thắng. Bài này dễ đánh, bạn càng đánh càng có kinh nghiệm và chơi hay hơn.


Bài cào[sửa | sửa mã nguồn]


Bài cào hay gọi là bài 3 lá chơi bằng cách đếm nút, ví dụ 123 cộng lại 6 nút. Ai cao nút hơn thì thắng. 10, 20 nút gọi là bù, thấp nhất. Ba con JQK đi liền nhau thì gọi là ba tây hay ba tiên... Nó lớn hơn 9 nút.


Tấn[sửa | sửa mã nguồn]


Mỗi người có 8 quân bài. Sau khi chia xong bài thì con bốc lên là chất nào thì chất đó là chất chủ, được đặt ngửa ở giữa, chồng quân bài còn lại xếp úp đè lên nhưng được đặt chệch đi để mọi người nhìn rõ chất chủ của từng ván bài.

Từng người một tấn người bên cạnh theo vòng tròn. Người tấn ra bất kỳ lá nào, người bị tấn phải đỡ lá bài đó bằng một lá khác cùng chất và số lớn hơn, không có thì đỡ trưởng. Những người còn lại tấn người bị tấn bằng con bài có số bằng một trong các con bài trước. Nếu tấn mà thiếu bài thì bốc thêm số quân bài còn thiếu ở phần bài úp lên để đánh tiếp và làm cho đến khi hết bài.

Một lượt tấn kết thúc khi người tấn và 2 người còn lại không còn con tương tự (số bằng nhau) hoặc có nhưng không muốn đưa ra (con chủ, lá bài có số to...) hoặc người bị tấn không thể đỡ được nữa. Trong trường hợp không thể đỡ được nữa thì người bị tấn phải "ôm lên" tất cả các con bài mà những người kia tấn cho mình. Nếu người bị tấn đỡ được hết các con bài tấn (không phải "ôm") thì có quyền tấn người kế tiếp theo vòng. Sau mỗi một lượt tấn, mỗi người phải bốc cho đủ 8 quân bài trên tay theo thứ tự ưu tiên: người tấn, người bị tấn, người kế người bị tấn và người còn lại. Ngược lại, quyền tấn kế tiếp dành cho người kế cạnh. Ai hết bài trước là thắng.

Bài tấn còn có thể chơi theo bè: cứ 2 người ngồi đối diện là 1 bè, 4 người chơi có 2 bè. Chơi bè sẽ giảm tải cho người bị tấn, chỉ bị 2 người tấn công thay vì 3 như khi chơi lẻ. Thứ tự về 1-2-3-4 của 4 người sẽ xác định bên thắng: Nếu một bên có một người về nhất, người kia về bét, còn bè kia một người về nhì, một người về ba thì ván đó hòa.


Tá lả (Phỏm)[sửa | sửa mã nguồn]


Bài tá lả chia một người 10 quân, những người còn lại 9 quân. Nhà có 10 quân đánh đầu tiên 1 cây bất kỳ. Nhà sau có thể ăn được cây đó ghép vào những cây mình đang có (2 cây) để tạo được "phỏm" thì là hợp lệ. Phỏm là 3 quân giống nhau hoặc 3 quân đồng chất (Ví dụ: 3 cây át, 3 cây 2 hoặc 2-3-4 rô, 5-6-7 cơ). Nếu không ăn được thì "bốc nọc", và quân bốc nếu có thể ghép được thành phỏm thì đánh cây lẻ đi. Mục đích chờ ăn, bốc nọc tạo được càng nhiều phỏm càng tốt và không cho nhà dưới ăn cây của mình tránh bị mất cược ăn cây và bị đền

1. Phân biệt thắng thua, mức cược

- Sau khi hạ phỏm, nhà nào còn ít điểm nhất là thắng

- Khi có nhà ù. Ù là khi nhà đó có 3 phỏm trên tay là thắng làng luôn. Với trường hợp có nhiều nhà ù thì ai ù trước, hạ trước là thắng

- Ù tròn: Là khi nhà đó có 3 phỏm, trong đó có 1 phỏm 4 cây hoặc hạ được 3 phỏm và gửi đi cây lẻ còn lại vào phỏm nhà khác. Trường hợp gửi chỉ dành cho người hạ sau, gửi phỏm thì gửi vào bất kỳ nhà nào hạ trước có phỏm mà mình có cây gửi vào để ghép thêm phỏm

- Móm: Là khi nhà đó không có phỏm nào trên tay. Với trường hợp nhiều nhà móm thì ai móm đầu tiên, hạ đầu tiên là thắng và ăn theo cược móm chứ không phải cược nhất, nhì, ba

2. Các trường hợp bị phạt (mức phạt tùy quy định từng nơi chơi)

- Ăn láo: Ăn cây mà không ghép được phỏm
- Ù đền: Là khi nhà trên đánh cho nhà dưới ăn 3 cây liền thì bị đền thay cho 2 nhà còn lại. Hoặc khi nhà trên hạ, hết vòng đánh. Nhà dưới ăn cây lẻ nhà trên đánh (cây chốt) làm cho họ được thêm lượt đánh, sau đó họ ù thì nhà ăn cây chốt sẽ bị đền làng


Klondike[sửa | sửa mã nguồn]


Klondike là trò chơi dành cho một người, Loại bài này A là nhỏ nhất, K là lớn nhất. Cơ, rô, chuồn, bích không theo thứ tự.

Mục tiêu là đưa hết các quân bài lên bốn ngăn trên.


Bói[sửa | sửa mã nguồn]


Ngoài chơi bài giải trí, người ta còn dùng tú lơ khơ để bói, gọi là bói bài Tây. Trong đó, từng chất và từng quân bài có ý nghĩa khác nhau:


  • Rô tương ứng "đời"

  • Cơ tương ứng "tình"

  • Bích tương ứng "tai nạn"

  • Nhép tương ứng với "tiền"

Có nhiều cách xem bói bài tây khác nhau.





  1. ^ Wilkinson, W.H. (1895). “Chinese Origin of Playing Cards”. American Anthropologist VIII (1): 61–78. doi:10.1525/aa.1895.8.1.02a00070. 

  2. ^ a ă Needham 2004, tr. 132

  3. ^ a ă Temple, Robert K.G. (2007). The Genius of China: 3,000 Years of Science, Discovery, and Invention (3rd edition). London: André Deutsch, pp. 130-1. ISBN 978-0-233-00202-6.

  4. ^ a ă â Lo (2000), p. 390.

  5. ^ Needham 2004, tr. 131–132

  6. ^ Needham 2004, tr. 328 "it is also now rather well-established that dominoes and playing-cards were originally Chinese developments from dice."

  7. ^ Needham 2004, tr. 334 "Numbered dice, anciently widespread, were on a related line of development which gave rise to dominoes and playing-cards (+9th-century China)."

  8. ^ Zhou, Songfang. "On the Story of Late Tang Poet Li He", Journal of the Graduates Sun Yat-sen University, 1997, Vol. 18, No. 3:31-35

  9. ^ Needham, Joseph and Tsien Tsuen-Hsuin. (1985). Science and Civilization in China: Volume 5, Chemistry and Chemical Technology, Part 1, Paper and Printing. Cambridge University Press., reprinted Taipei: Caves Books, Ltd.(1986)

  10. ^ Early Card painters and Printers in Germany, Austria and Flandern (14th and 15th century)

  11. ^ Urban Legends Reference Pages article




No comments:

Post a Comment