Thursday 25 October 2018

Ngày của Mẹ – Wikipedia tiếng Việt


Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ là một ngày kỷ niệm để tôn vinh các người mẹ và tình mẹ, và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Lễ này được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là trong mùa xuân.

Phổ quát nhất là Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ vào năm 1908, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số quốc gia khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.


Một tấm thiệp tặng Mẹ do trẻ em tự vẽ

Bánh tặng Mẹ tại Đức

Một món quà tự làm, không mất nhiều công sức nhưng màu sắc và có ý nghĩa

Me oi.jpg

Một tấm thiệp của hãng tàu hỏa Northern Pacific Railway, Mỹ năm 1915, với dòng chữ: "Để vinh danh người Mẹ tuyệt vời nhất đã từng sống - Mẹ của bạn"




Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybele (tiếng Hy Lạp: Κυβέλη Kybele, Κυβήβη Kybebe, Κύβελις Kybelis), mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.

Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa giáo như Vương Quốc Anh. Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.

Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ. Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn hòa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.[1] Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ý tưởng người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xã hội trên con đường chính trị. Julia Ward Howe có ý định thành lập một ngày lễ mang tên "Ngày Hiền Mẫu vì Hòa Bình" (Mother's Day for Peace), nhưng phong trào này dần lụi tàn vì không đủ kinh phí và không vượt ra khỏi khu vực địa phương.[1] Tuy nhiên, ý tưởng của bà Howe đã gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xã hội, điển hình là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học của ngôi thánh đường mang tên Thánh Andrew tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virginia.

Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình và hòa giải. Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905. Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.

Hai năm sau đó, năm 1907, cô Anna Marie Jarvis tổ chức một buổi lễ nhỏ tưởng niệm mẹ cô. Năm sau, 1908, cô mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa.[2] Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Năm 1910, Thống đốc bang West Virginia, William E. Glasscock là người đầu tiên công bố ngày của mẹ.[2] Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi.

Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu vào ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 5.[2] Từ đó, lễ vinh danh người hiền mẫu đã lan rộng và đã được thông qua bởi các quốc gia khác và hiện nay được tổ chức trên toàn thế giới.

Tại Hoa Kỳ, Ngày của Mẹ vẫn là một trong những ngày có doanh số lớn nhất về bán hoa, thiệp chúc mừng, và cho các cuộc gọi điện thoại đường dài,[3] và cũng là ngày có nhiều người đi nhà thờ nhất sau lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.[4] Một số tín hữu đi lễ vẫn kỷ niệm ngày này với hoa cẩm chướng, màu đỏ nếu người mẹ họ đang còn sống và màu trắng nếu mẹ của họ đã qua đời.[4]

Ý tưởng của Anna Jarvis (1864-1948) là tạo một ngày để vinh danh người mẹ riêng của mỗi người, không phải là một lễ kỷ niệm tất cả các bà mẹ trên thế giới.[5] Bà cũng chỉ trích sự thương mại hóa và sự lạm dụng ngày lễ cho những mục đích thương mại, theo bà ngày của Mẹ là một dịp để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn, không phải là cơ hội khai thác lợi nhuận, bà cũng phản đối việc mua quà và thiệp chúc mừng được làm sẵn, mà qua đó bà nhận thấy như là một dấu hiệu của sự quá lười biếng để viết một bức thư cá nhân.[5][6]


Truyền thống và lịch sử trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay kỷ niệm Ngày Hiền Mẫu với các phong tục bắt nguồn từ Bắc Mỹ và châu Âu. Khi được phổ biến tại các quốc gia khác, Ngày Hiền Mẫu đôi khi được thay đổi đôi chút để phản ảnh nền văn hóa từng nơi, một số nước để hợp nhất ngày lễ này với những sự kiện quan trọng của bản xứ (ví dụ như tôn giáo, lịch sử, và truyền thuyết).

Một số quốc gia đã có sẵn một ngày lễ hội dành riêng cho người mẹ và vay mượn thêm các tục lệ của Ngày Hiền Mẫu, như là việc con cái tặng hoa cẩm chướng cũng như là thiệp viết bằng tay cho mẹ mình. Tại những quốc gia mà Ngày Hiền Mẫu chưa được phổ biến, giới truyền thông nhắc đến ngày lễ này như là một cách giới thiệu văn hóa của nước ngoài.

Tại một số quốc gia mà Ngày Hiền Mẫu chưa được phổ biến, như tại các quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 để tôn vinh những người mẹ.[7][8]


Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]


Đối với Kitô Giáo, ngày lễ này được nối liền với sự tôn kính Đức Mẹ[9], như là lễ Mothering Sunday (ngày Chủ nhật của Tình Mẹ) tại Vương quốc Liên hiệp Anh vào Chủ Nhật thứ tư trong mùa Chay, đúng ba tuần trước lễ Phục Sinh; và Chính Thống giáo tại Hy Lạp với Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh (ngày 2 tháng 2 theo Lịch Julius).[10] Trong giáo hội Kitô giáo Đông phương, một lễ cầu nguyện đặc biệt được tổ chức nhằm tôn vinh Mẹ Thiên Chúa (Theotokos).

Đối với các quốc gia có đông tín đồ Ấn giáo, ngày lễ này được đánh dấu với cuộc hành hương "Mata Tirtha Aunshi" trong tháng trăng non Vaisakha (vào khoảng tháng 4 hay tháng 5 theo Lịch Gregorius).

Phật giáo và phong tục Trung Hoa có ngày lễ Vu Lan, còn được hiểu là lễ báo hiếu, xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.


Quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]



Bong bóng treo trên đường phố tại Anh, trước Ngày của Mẹ năm 2008

Anh[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày này bắt nguồn ở Anh vào thế kỷ XVII, được gọi là Mothering Sunday. Lễ được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư trong mùa Chay. Vào ngày này, dù ở đâu đi nữa, những đứa con cũng sẽ về thăm lại gia đình.


Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu.

Tại Mỹ, các chi tiêu tài chính trong Ngày của Mẹ chỉ thua ngày lễ Giáng sinh. Theo ước tính của Liên đoàn bán lẻ Hoa Kỳ, trung bình khoảng 139 USD được dành chi tiêu cho mỗi món quà tặng mẹ.[11] Việc thương mại hóa, đề cao chi tiêu và có phần làm lu mờ ý nghĩa thật trong ngày này đã bị nhiều chỉ trích từ nhiều người hoạt động cộng đồng, kể cả từ bà Anna Marie Jarvis, là người nêu ý tưởng thành lập ngày vinh danh Mẹ.[5][6][11]


Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Trước đây chỉ có ở miền Nam với Lễ Vu Lan, nhưng những năm gần đây do sự lan rộng của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, ngày lễ đã được phổ biến cả nước và được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần.

Ngày dành cho các bà mẹ ở Việt Nam còn có Lễ Vu Lan, ngoài ra còn có các ngày dành cho phụ nữ như 8 tháng 3 (Quốc tế Phụ nữ), Ngày Phụ nữ Việt Nam.



Tuy Ngày Hiền Mẫu được tổ chức vào rất nhiều ngày khác nhau trên thế giới, hai ngày phổ biến nhất là ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5 theo truyền thống Mother's Day của Hoa Kỳ, tiếp theo là ngày Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday của Vương quốc Liên hiệp Anh.[12]


Chú ý: Các quốc gia ăn mừng ngày Ngày Quốc tế Phụ nữ thay vì ăn mừng Ngày Hiền Mẫu được đánh dấu '†'.

Vì Lịch Hồi giáo dựa trên Âm lịch, vốn ngắn hơn năm Dương lịch, ngày lễ mỗi năm đều lọt vào các mùa khác nhau. Bởi thế, nó được liệt vào một danh sách riêng.


Nhân dịp Ngày của Mẹ, Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới, từ năm 2016, đã chính thức thêm nút BIẾT ƠN vào danh sách nút LIKE.




  1. ^ a ă Bernhard, Virginia (2002). “Mother's Day”. Trong Joseph M. Hawes, Elizabeth F. Shores. The family in America: an encyclopedia . ABC-CLIO. tr. 714. ISBN 9781576072325. 

  2. ^ a ă â Mother's Day 100-year history a colorful tale of love, anger and civic unres, Desecret News, ngày 6 tháng 5 năm 2014

  3. ^ Barbara Mikkelson, "We love you – call collect". Snopes.com. Truy cập ngày 08/3/2010

  4. ^ a ă J. Ellsworth Kalas (ngày 19 tháng 10 năm 2009). Preaching the Calendar: Celebrating Holidays and Holy Days. Westminster John Knox Press. Church attendance on this day is likely to be third only to Christmas Eve and Easter. Some worshipers still celebrate with carnations, colored if the mother is living and white if she is deceased. 

  5. ^ a ă â Louisa Taylor, Canwest News Service (ngày 11 tháng 5 năm 2008). “Mother's Day creator likely 'spinning in her grave'”. Vancouver Sun (Canada). Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008. 

  6. ^ a ă “Mother's Day reaches 100th anniversary, The woman who lobbied for this day would berate you for buying a card”. Associated Press (via MSNBC). Ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008. 

  7. ^ Nicolette Hannam, Michelle Williams (2011), German Festivals and Traditions - Activities and Teaching Ideas for Ks3, Brilliant Publications, tr. 45, ISBN 9781905780815 

  8. ^ Robert A. Saunders, Vlad Strukov (2010), Historical Dictionary of the Russian Federation, Historical Dictionaries of Europe, Historical dictionaries of French history 78 , Scarecrow Press, tr. 246, ISBN 9780810854758 

  9. ^ Cordelia Candelaria, Peter J. García (2004). Encyclopedia of Latino popular culture . Greenwood Publishing Group. tr. 375. ISBN 031333210X, 9780313332104. 

  10. ^ “Mothering Sunday”, BBC, truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010 

  11. ^ a ă Handelsblatt: Ausdruck der Liebe, nicht des Konsums; Artikel vom 11. Mai 2007

  12. ^ “mothers day (sic)”. Google Trends. Google. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2006. 

  13. ^ “Principales efemérides. Mes Mayo”. Unión de Periodistas de Cuba. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008. 

  14. ^ “Calendario Cívico Escolar”. Dirección Regional de Educación de Lima Metropolitana. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008. 

  15. ^ Xinhua from China Daily (ngày 16 tháng 5 năm 2006). “It's Mother's Day”. SCUEC online. 

  16. ^ Sources:

  17. ^ Sources for Israel:

  18. ^ Mehr News Agency (ngày 19 tháng 8 năm 2003). “Birth Anniversary of Hazrat Fatemeh Zahra (SA) Declared Women’s Day in Iraq”. Mehr News. Iraq's Governing Council in a statement has designated the 20th of Jamadi al-Thani, the birth anniversary of Hazrat Fatemeh Zahra (SA), the daughter of Prophet Mohammad (S) (...) 

  19. ^ “Ahmadinejad highlights women's significant role in society”. Presidency of The Islamic Republic of Iran News Service. Ngày 24 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008. (...) the occasion of the Mother's Day marking the birthday anniversary of Hazrat Fatemeh Zahra (SA), the beloved daughter of Prophet Mohammad (Peace Be Upon Him). The day fell on June 23 [2008]. 



  • LEIGH Eric Schmidt (1997). Princeton University Press, biên tập. Consumer Rites: The Buying and Selling of American Holidays . tr. 256–275. ISBN 0691017212. 

  • LAROSSA, Ralph (1997). University of Chicago Press, biên tập. The Modernization of Fatherhood: A Social and Political History . tr. 90,170-192. ISBN 0226469042. 

  • NEWCOMER, Daniel (2004). Reconciling modernity: urban state formation in 1940s León, México . University of Nebraska Press. tr. 132–139. ISBN 0803233493, 9780803233492. 

  • SHERMAN, John W. (1997). The Mexican right: the end of revolutionary reform, 1929-1940 . Greenwood Publishing Group. tr. 44. ISBN 0275957365, 9780275957360. 



No comments:

Post a Comment