Thursday 25 October 2018

USS Iowa (BB-61) – Wikipedia tiếng Việt




BB61 USS Iowa BB61 broadside USN.jpg
Thiết giáp hạm USS Iowa (BB-61) đang khai hoả các khẩu pháo chính 405 mm (16 inch) vào ngày 15 tháng 8 năm 1984 trong một cuộc thao diễn hỏa lực sau khi được hiện đại hóa
Phục vụ (Hoa Kỳ)
Đặt tên theo:
tiểu bang Iowa
Đặt hàng:
1 tháng 7 năm 1939
Hãng đóng tàu:
Xưởng đóng tàu New York
Kinh phí:
100 triệu USD (thời giá 1944)
(tương đương 1,4 tỷ USD theo thời giá 2016)[1]
Đặt lườn:
27 tháng 6 năm 1940
Hạ thủy:
27 tháng 8 năm 1942
Đỡ đầu bởi:
Ilo Wallace
Hoạt động:
22 tháng 2 năm 1943
Ngừng hoạt động:
26 tháng 10 năm 1990
Xóa đăng bạ:
17 tháng 3 năm 2006
Biệt danh:
"The Big Stick"
Danh hiệu và
phong tặng:

11 Ngôi sao Chiến đấu
Tình trạng:
Hạm đội Trừ bị Vệ binh Quốc gia tại vịnh Suisun, gần San Francisco, California
Đặc điểm khái quát
Lớp và kiểu:
Lớp thiết giáp hạm Iowa
Trọng tải choán nước:
45.000 tấn (tiêu chuẩn)[2]
52.000 tấn (trung bình thời chiến);
58.000 tấn (đầy tải) [2]
Độ dài:
262,5 m (861 ft 3 in) (mực nước)
270,4 m (887,1 ft) (chung) [3]
Sườn ngang:
32,9 m (108 ft 2 in) [2]
Mớn nước:
8,8 m (28,9 ft) [3]
Động cơ đẩy:
4 × turbine hơi nước General Electric [2]
8 × nồi hơi Babcock & Wilcox,
4 × trục,[2]
212.000 mã lực (158 MW) [2]
Tốc độ:
61 km/h (33 knot) bình thường)[4]
64,8 km/h (35 knot) (lý thuyết tối đa ở tải trọng nhẹ)[4]
Tầm xa:
23.960 km ở tốc độ 28 km/h
(13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) [3]
hoặc 18.820 km ở tốc độ 37 km/h
(10.200 hải lý ở tốc độ 20 knot) [3]
Thủy thủ đoàn:
Trước 1980: 2.700 [2]
Từ 1980:
1.800 [2]
Hệ thống cảm biến
và xử lý:

Radar dò tìm phòng không AN/SPS-49
Radar dò tìm mặt biển AN/SPS-67
Radar dò tìm mặt biển/kiểm soát vũ khí AN/SPQ-9
Thiết bị chiến đấu điện tử
và nghi trang:

1980: Hệ thống EWS AN/SLQ-32(V)
Hệ thống ngụy trang AN/SLQ-25 Nixie
8 × Hệ thống phóng rocket pháo sáng cực nhanh Mark 36 SRBOC[5]
Vũ trang:

9 × pháo 406 mm (16 in)/50 caliber Mark 7
20 × pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber Mark 12 đa dụng
80 × pháo phòng không Bofors 40 mm/56 caliber
49 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm/70 caliber[2]


1980: 9 × pháo 406 mm (16 in)/50 caliber Mark 7
12 × pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber Mark 12 đa dụng
32 × tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk
16 × tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon
4 × Phalanx CIWS 20 mm/76 caliber[2]
Bọc giáp:
đai giáp: 307 mm (12,1 inch)[6]
vách ngăn: 287 mm (11,3 inch) [6]
bệ tháp pháo: 439 mm (11,6-17,3 inch) [6]
tháp pháo: 432 mm (19,7 inch) [6]
sàn tàu: 152 mm (7,5 inch) [6]
Máy bay mang theo:
Trước 1945: 3 × Vought OS2U Kingfisher/Curtiss SC Seahawk
1975-1980: 3 × máy bay trực thăng
Từ 1980: 8 × máy bay không người lái RQ-2 Pioneer [7]

USS Iowa (BB-61) (biệt danh "The Big Stick") là chiếc đầu của lớp thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ. Iowa là tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị một bồn tắm, và là chiếc duy nhất trong lớp của nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương trong Thế Chiến II.

Trong Thế Chiến II, Iowa khi hoạt động tại Đại Tây Dương đã phục vụ cho chuyến đưa đón Tổng thống Franklin D. Roosevelt tham dự Hội nghị Tehran. Khi được chuyển sang hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1944, Iowa đã bắn phá các bãi biển tại Kwajalein và Eniwetok trước các cuộc tấn công đổ bộ của lực lượng Đồng Minh và hộ tống cho các tàu sân bay hoạt động tại quần đảo Marshall. Trong chiến tranh Triều Tiên, Iowa tham gia bắn phá dọc theo bờ biển Bắc Triều Tiên, trước khi được cho dừng hoạt động và chuyển về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Nó được cho hoạt động trở lại vào năm 1984 như một phần của Kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và hoạt động tại các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để đối phó lại sự bành trướng của Hải quân Xô Viết. Vào tháng 4 năm 1989, tháp súng số 2 trên chiếc Iowa phát nổ mà không xác định được nguyên nhân, làm thiệt mạng 47 thủy thủ.

Iowa cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào năm 1990, và được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1995; nhưng nó lại được đăng bạ trở lại từ năm 1999 đến năm 2006 theo một đạo luật liên bang buộc phải giữ lại và duy trì hai thiết giáp hạm lớp Iowa. Năm 2011 Iowa đã được tặng cho Trung tâm Tàu Chiến Thái Bình Dương ở Los Angeles là một tổ chức phi lợi nhuận và đã vĩnh viễn chuyển đến bến 87 tại cảng Los Angeles vào năm 2012, nơi nó đã được mở ra cho công chúng tham quan và trở thành Bảo tàng USS Iowa.





Iowa là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm nhanh mang tên nó, vốn được thiết kế vào năm 1938 bởi Chi nhánh Thiết kế Sơ thảo của Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 8 năm 1942, được đỡ đầu bởi Ilo Wallace (phu nhân của Phó Tổng thống Henry Wallace), và được đưa vào hoạt động ngày 22 tháng 2 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng John L. McCrea.[8] Nó là chiếc đầu tiên trong lớp của nó được Hải quân Mỹ đưa ra hoạt động.[9]

Dàn pháo chính của Iowa bao gồm chín khẩu Mark 7/50-caliber 406 mm (16-inch) có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg (2.700 lb) đi xa được khoảng 37 km (20 dặm). Pháo hạng hai bao gồm hai mươi khẩu pháo 5-inch (127 mm)/38-caliber bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 22 km (12 hải lý). Với sự ra đời của không lực, và yêu cầu chiếm lấy và duy trì ưu thế trên không đòi hỏi phải bảo vệ hạm đội các tàu sân bay Đồng Minh đang ngày càng lớn mạnh, Iowa được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. để bảo vệ các tàu sân bay khỏi bị máy bay đối phương không kích.[10]



Chạy thử máy và hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương[sửa | sửa mã nguồn]


Vào ngày 24 tháng 2 năm 1943, Iowa hướng ra biển trong một chuyến đi thử máy trong vịnh Chesapeake và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Nó khởi hành ngày 27 tháng 8 năm 1943 hướng đến Argentia, Newfoundland, nhằm đối phó lại mối đe dọa của chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz được báo cáo là đang hoạt động tại vùng biển Na Uy, trước khi quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 10 để tiến hành bảo dưỡng trong hai tuần tại Xưởng hải quân Norfolk.[11]


Khi Iowa được chọn để chở Tổng thống Franklin D. Roosevelt đi dự các Hội nghị Cairo và Tehran, nó được trang bị một bồn tắm để tạo tiện nghi cho Tổng thống Hoa Kỳ. Roosevelt vốn bị khập khiễng từ năm 1921, nên không thể sử dụng hiệu quả vòi tắm thông thường. Bồn tắm này trở thành chiếc duy nhất từng được trang bị cho một tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ.[12]

Sau khi được tiếp nhiên liệu và được các tàu khác hộ tống, Iowa chở Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Ngoại trưởng Cordell Hull và các tướng lĩnh đến Casablanca, Maroc, chặng đầu tiên trong hành trình đi dự Hội nghị Tehran. Trong số các tàu chiến hộ tống cho Iowa trong chuyến đi này có William D. Porter, một tàu khu trục thuộc lớp Fletcher, vốn đã can dự vào một tai nạn rủi ro vào đêm hôm trước khi mỏ neo của nó xé rách hàng rào và giá treo thuyền cứu sinh một chiếc tàu khu trục chị em neo đậu bên cạnh. Ngày hôm sau, một quả mìn sâu trên boong chiếc Porter bị rời ra và rơi xuống biển phát nổ, khiến cho Iowa cùng các tàu hộ tống khác phải thực hiện cơ động lẩn tránh vì suy đoán rằng lực lượng hạm đội đang bị ngư lôi từ các tàu ngầm U-boat của Đức tấn công.[13]

Vào ngày 14 tháng 11, theo yêu cầu của Roosevelt, Iowa tiến hành thực tập pháo phòng không để trình diễn khả năng tự bảo vệ. Cuộc thực tập được bắt đầu bằng việc thả một số quả bóng bay dùng làm mục tiêu. Trong khi hầu hết các quả bóng bị các xạ thủ trên chiếc Iowa bắn trúng, một số tiếp tục bay về phía William D. Porter và cũng bị bắn trúng. Sau đó chiếc Porter cùng các tàu hộ tống khác trình diễn một cuộc thực tập ngư lôi bằng cách mô phỏng một cuộc phóng nhắm vào chiếc Iowa. Cuộc thực tập này bất ngờ suýt trở thành thảm họa khi quả ngư lôi số 3 trên William D. Porter phóng ra khỏi ống và hướng thẳng về chiếc Iowa.[13]

William D. Porter tìm cách báo hiệu cho chiếc Iowa về việc quả ngư lôi đang hướng đến gần, nhưng do quy định giữ im lặng vô tuyến, họ buộc phải sử dụng tín hiệu đèn. Chiếc tàu khu trục lại nhầm lẫn hướng đi của quả ngư lôi nên chuyển đi một thông điệp sai đến chiếc Iowa rằng Porter đang hỗ trợ mà không đề cập đến việc một quả ngư lôi đang ở dưới nước.[13] Trong tình thế tuyệt vọng, cuối cùng chiếc tàu khu trục phải phá vỡ sự im lặng vô tuyến, dùng mật mã chuyển một thông điệp cảnh báo đến chiếc Iowa về việc quả ngư lôi đang hướng đến. Sau khi xác nhận được nguồn gốc của bức điện, Iowa phải ngoặc gấp để tránh quả ngư lôi. Trong khi đó, Roosevelt nhận được tin về mối đe dọa đang đến gần, đã yêu cầu cận vệ đẩy chiếc xe lăn của ông ra sát mạn con tàu chiến.[13] Không lâu sau đó, quả ngư lôi phát nổ trong đợt sóng của con tàu; Iowa được bình an và quay các khẩu súng của nó hướng vào chiếc William D. Porter do mối lo ngại con tàu hộ tống này can dự vào một cuộc mưu sát tổng thống.[13][14]

Iowa hoàn tất nhiệm vụ hộ tống Tổng thống vào ngày 16 tháng 12 khi đưa ông quay trở về đến Hoa Kỳ.[13] Roosevelt phát biểu trước thủy thủ đoàn chiếc Iowa trước khi rời tàu:"...từ tất cả những gì tôi nghe và tôi thấy, Iowa là một "con tàu hạnh phúc", và vì đã từng phục vụ trong hải quân trong nhiều năm, tôi biết, và các bạn cũng biết, điều đó nghĩa là gì". Ông cũng đề cập đến những tiến bộ đạt được trong cuộc hội đàm trước khi kết thúc bài phát biểu: "... chúc các bạn may mắn, và xin nhớ là trên tinh thần, tôi luôn ở cùng các bạn, từng người một trong tất cả các bạn."[15]


Phục vụ cùng Hải đội Thiết giáp hạm 7[sửa | sửa mã nguồn]


Thiết giáp hạm Indiana chuẩn bị khai hỏa các khẩu pháo chính của nó. Có thể thấy Iowa ở phía đàng xa.

Trở thành soái hạm của Hải đội Thiết giáp hạm 7, Iowa rời Hoa Kỳ ngày 2 tháng 1 năm 1944 lên đường đi Thái Bình Dương, đi ngang qua kênh đào Panama vào ngày 7 tháng 1, và chuẩn bị hoạt động tác chiến mở màn tại quần đảo Marshall. Từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2, nó hỗ trợ các cuộc không kích từ các tàu sân bay thuộc Đội đặc nhiệm 38.3 của Chuẩn Đô đốc Frederick C. Sherman xuống các đảo san hô Kwajalein và Eniwetok. Nhiệm vụ tiếp theo của nó là hỗ trợ các cuộc không kích xuống căn cứ hải quân và tiếp tế chủ lực của Nhật Bản tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Iowa cùng với các tàu chiến khác được tách ra khỏi lực lượng hỗ trợ vào ngày 16 tháng 2 năm 1944 để thực hiện đợt càn quét tàu bè quanh khu vực Truk, nhằm mục đích tiêu diệt các tàu bè đối phương đang tháo chạy về phía Bắc. Vào ngày 21 tháng 2, chiếc thiết giáp hạm phối hợp cùng Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh[16] thực hiện các đợt tấn công nhắm vào Saipan, Tinian, Rota và Guam trong quần đảo Mariana. Trong đợt hoạt động này, Iowa đã giúp đánh chìm chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Katori.[11]

Vào ngày 18 tháng 3 năm 1944, Iowa, treo cờ hiệu của Phó Đô đốc Willis A. Lee, tham gia việc bắn phá đảo san hô Mili thuộc quần đảo Marshall. Mặc dù bị bắn trúng hai phát đạn 120 mm (4,7 inch) Nhật Bản, Iowa chỉ bị thiệt hại nhẹ. Sau đó nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 vào ngày 30 tháng 3, và hỗ trợ cho các cuộc không kích lên quần đảo Palau và Woleai thuộc quần đảo Carolines trong nhiều ngày.[8]

Từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1944, Iowa hỗ trợ cho các cuộc không kích nhắm vào các đảo Hollandia (hiện nay là Jayapura), Aitape và Wakde nhằm giúp cho lực lượng lục quân tại Aitape và tại Tanahmerah và vịnh Humboldt ở Tân Guinea. Sau đó nó tham gia đợt tấn công thứ hai của Lực lượng đặc nhiệm vào Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4 và bắn phá các cơ sở Nhật Bản tại Ponape thuộc quầ đảo Caroline vào ngày 1 tháng 5.[8]

Vào giai đoạn mở màn của Chiến dịch quần đảo Mariana và Palau, Iowa bảo vệ các tàu sân bay Mỹ trong các cuộc không kích xuống các đảo Saipan, Tinian, Guam, Rota và Pagan trong ngày 12 tháng 6. Sau đó Iowa tách ra để bắn phá các cơ sở đối phương tại Saipan và Tinian trong các ngày 13 và 14 tháng 6, phá hủy được một kho đạn Nhật. Trong ngày 19 tháng 6, trong trận chiến biển Philippine, Iowa, trong thành phần hàng thiết giáp hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 58, đã giúp đẩy lui bốn đợt không kích lớn lao của Hạm đội Cơ động Nhật Bản. Kết quả của trận đánh quan trọng này là đã tiêu diệt hầu hết không lực trên tàu sân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, trong đó Iowa đã góp phần mình khi bắn rơi ba máy bay đối phương. Sau đó Iowa tham gia việc truy đuổi hạm đội đối phương đang tháo chạy, bắn rơi một máy bay ném ngư lôi và trợ giúp vào việc tiêu diệt một chiếc khác.[8][11]

Trong suốt tháng 7, Iowa tiếp tục tuần tra ngoài khơi vùng biển Mariana hỗ trợ các cuộc không kích xuống Palaus và cuộc đổ bộ lên Guam. Sau khi nghỉ ngơi một tháng, Iowa khởi hành từ Eniwetok trong thành phần của Đệ Tam hạm đội, và hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Peleliu vào ngày 17 tháng 9. Sau đó nó bảo vệ cho các tàu sân bay trong các cuộc không kích vào miền Trung Philippines để vô hiệu hóa không lực đối phương, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ đã được chờ đợi từ lâu lên quần đảo này. Ngày 10 tháng 10, Iowa đến vùng biển ngoài khơi Okinawa cho một loạt các cuộc không kích lên quần đảo Ryukyu và Đài Loan. Sau đó nó hỗ trợ cho các đợt không kích nhắm vào Luzon vào ngày 18 tháng 10 và tiếp tục vai trò này cho đến khi diễn ra cuộc đổ bộ lên Leyte của Tướng Douglas MacArthur vào ngày 20 tháng 10.[8]




  1. ^ https://books.google.com.vn/books?id=9hh2BgAAQBAJ&pg=PA420&lpg=PA420&dq=essex+class+cost&source=bl&ots=gOcKqiOdj8&sig=kwtIOUhisdHyaquoF1aIhVLYsos&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjtze2D84bZAhWMo5QKHXBNBoIQ6AEIazAI#v=onepage&q=essex%20class%20cost&f=false

  2. ^ a ă â b c d đ e ê g Newhart, pp. 90–101

  3. ^ a ă â b Friedman, U.S. Battleships, p. 449

  4. ^ a ă Friedman, U.S. Battleships, p. 317

  5. ^ Smigielski, Adam. “Biblioteka Magazynu MSiO n°03 - Amerykanskie Olbrzymy” (bằng tiếng Ba Lan) 3. Biblioteka Magazynu MSiO. 

  6. ^ a ă â b c Johnston and McAuley, trang 108–123.

  7. ^ Pike, John (5 tháng 3 năm 2000). “Pioneer Short Range (SR) UAV”. Federation of American Scientists. Truy cập 2 tháng 3 năm 2007. 

  8. ^ a ă â b c Dictionary_of_American_Naval_Fighting_Ships: Iowa

  9. ^ Iowa. Naval Vessel Register. The Department of Defense. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2008.

  10. ^ Johnston, Ian; McAuley, Rob (2002). The Battleships. London: Channel 4. tr. 120. ISBN 0752261886. OCLC 59495980. 

  11. ^ a ă â “USS Iowa(BB-61) Detailed History”. USS Iowa Veterans Association. The Veteran's Association of the USS Iowa (BB-61). Truy cập 9 tháng 8 năm 2008. 

  12. ^ “Still Asset Details for DN-ST-86-02543”. DefenseImagery.mil. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. 1 tháng 12 năm 1984. Truy cập 24 tháng 8 năm 2008. 

  13. ^ a ă â b c d Bonner, Kit (tháng 3 năm 1994). “The Ill-Fated USS William D. Porter”. The Retired Officer Magazine. The Veteran's Association of the USS Iowa (BB-61). Truy cập 9 tháng 8 năm 2008. 

  14. ^ Điều này sau đó được chứng tỏ là sai, nhưng do hậu quả của việc bắn nhầm này, các con tàu khác thường chào chiếc tàu khu trục tai tiếng này bằng câu nói "Don't shoot! We're Republicans!" ("Đừng bắn. Chúng ta là Cộng Hòa!" – ám chỉ Tổng thống Roosevelt thuộc Đảng Cộng hòa)

  15. ^ Roosevelt, Franklin D. (ngày 16 tháng 12 năm 1943). “Remarks on Leaving the U.S.S. Iowa”. The American Presidency Project. John T. Woolley and Gerhard Peters. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008. 

  16. ^ Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh sẽ mang tên Lực lượng đặc nhiệm 58 hoặc 38, tùy theo chúng nằm trong thành phần của Đệ Ngũ hạm đội hay Đệ Tam hạm đội tương ứng.





Tọa độ: 38°04′4″B 122°05′52″T / 38,06778°B 122,09778°T / 38.06778; -122.09778






No comments:

Post a Comment